Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Cấu Hình Máy Tính Đồ Họa Theo Ngân Sách



🔴Ngân sách xung quanh 15 triệu đồng 

Với các phần mềm Render 3D, Edit video, chỉnh sửa ảnh như bộ Adobe Pro ( Premiere – After Effect – Ai – PTS… ), Camtasia, Corel, Sonyvegas , hay ngay cả dựng hình Cad, Cam , Sketchup , 3dsmax , Revit… ta sẽ lựa chọn cấu hình như sau :

Cấu hình 1A : Intel Core i5 9400F với xung nhịp max 4.1Ghz / 6 Core kèm VGA GTX 1050Ti 4G cho các ứng dụng ít cần tới GPU mạnh.

➤ CPU : Intel Core i5 9400F Turbo 4.1GHz | 6 CORE 
➤ MAIN : MSI B360M Bazooka 
➤ Tản Nhiệt : Jonsbo CR1000 Led RGB
➤ RAM : Kingmax Zeus Dragon 16G/2666 ( 1x16G )
➤ SSD : Intel Pro 540s 180G M.2
➤ HDD : Seagate Barracuda 1T 7200rpm 
➤ VGA : Nvidia GTX 1050Ti 4G | 128bit | DDR5
➤ NGUỒN : Huntkey GS600 600W 80PLUS - A.PFC
➤ CASE : Xigmatek Nemesis Black + 2 Fan

➡ Giá :  14,500,000đ


 ----------------------------------------------------------

Cấu hình 1B : Intel Core i5 9400F với xung nhịp max 4.1Ghz / 6 Core kèm VGA GTX 1060 6G cho các ứng dụng cần nhiều GPU Card đồ họa 
➤ CPU : Intel Core i5 9400F Turbo 4.1GHz | 6 CORE 
➤ MAIN : MSI B360M Bazooka
➤ Tản Nhiệt : Jonsbo CR1000 Led RGB
➤ RAM :  KINGMAX ZEUS DRAGON 16G/2666 ( 1x16G )
➤ SSD : Intel Pro 540S 180G M.2
➤ HDD :  Seagate 1T 7200rpm 
➤ VGA : Nvidia GTX 1060 6G / 192bit / DDR5
➤ NGUỒN : HUNTKEY GS600 600W 80PLUS - A.PFC
➤ CASE : Xigmatek Nemesis Black + 2 Fan

➡ Giá : 15,500,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 2A : Sử dụng CPU AMD Ryzen 5 2600 max 3.9Ghz | 6 Core |12 Thread  cho các nhu cầu cần Redner nhanh như Premiere -  Render 3D Vray - Corona - Maya - Cinema 4D...
➤ CPU : AMD Ryzen 5 2600 3.4G turbo 3.9G | 6 Core | 12 Thread
➤ MAIN : Asus TUF B450M Plus 
➤ RAM : CRUCIAL BALLISTIX SPORT 16G/2666 ( 1x16G )
➤ SSD : Intel Pro 540S 180G M.2
➤ HDD : Segate Barracuda 1Tb 7200 rpm
➤ VGA : Nvidia GTX 1050Ti 4G / 128bit / DDR5
➤ NGUỒN : HUNTKEY GS600 600W 80PLUS - A.PFC
➤ CASE : Xigmatek Nemesis Black + 2 Fan

➡ Giá : 13,500,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 2B : Sử dụng CPU AMD Ryzen 5 3600 max 4.2Ghz | 6 Core | 12 Thread thế hệ mới  cho các nhu cầu cần Redner nhanh như Premiere -  Render 3D Vray - Corona - Maya - Cinema 4D...
➤ CPU : AMD Ryzen 5 3600 turbo 4.2GHz / 6 Core / 12 Thread
➤ MAIN : Asus TUF B450M Plus 

➤  TẢN NHIỆT: JONSBO CR-1000 LED RGB
➤ RAM :  CRUCIAL BALLISTIX SPORT 16G/2666 ( 1x16G )
➤ SSD : Intel Pro 540S 180G M.2
➤ HDD : Segate Barracuda 1Tb 7200 rpm
➤ VGA :  Nvidia GTX 1050Ti 4G / 128bit / DDR5
➤ NGUỒN : HUNTKEY GS600 600W 80PLUS - A.PFC
➤ CASE : Xigmatek Nemesis Black 

➡ Giá : 15,000,000đ


 ----------------------------------------------------------


🔴 Ngân sách xung quanh 20tr đồng.

Ở tầm ngân sách 20tr là ta đã có thể sử dụng được nền tảng CPU Core i7 9700 / 9700K + RAM 16G DDR4 cho các ứng dụng thiên về 2D dựng hình cần xung nhịp cpu cao và CPU AMD Ryzen 7 2700X / 3700X + RAM 16G DDR4 cho các ứng dụng 3D Render cần nhiều nhân  xử lý .

✔️ Với nhu cầu làm các bộ phần mềm làm phim ảnh 2D như Adobe Pro, Camtasia , Sonyvegas... hoặc tập trung cho khâu dựng hình 3D nặng như các bản vẽ nội thất cổ điển, ngoại thất quy hoạch, phối cảnh ta sẽ sử dụng cấu hình nền tảng Core i7 9700 sau :

Cấu hình 3A : Sử dụng CPU i7 9700F + RAM 16G + GTX 1050Ti 4G 
➤ CPU : Intel Core i7 9700F Turbo 4.7GHz | 8 Core
➤ MAIN : Asus Prime Z390M Plus
➤ Tản Nhiệt : Jonsbo CR1000 - Led RGB 
➤ RAM : KINGMAX ZEUS DRAGON 16G/2666 ( 1x16G )
➤ SSD : INTEL Pro 540S 180G M.2
➤ HDD : Seagate Barracuda 1T 7200rpm 
➤ VGA : Nvidia GTX 1050Ti 4G / 128bit / DDR5
➤ NGUỒN : HUNTKEY GS600 600W 80PLUS - A.PFC
➤ CASE : Xigmatek Nemesis Black + 2 Fan 

➡ Giá ước tính : 19,000,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 3B : Sử dụng CPU i7 9700F + RAM 16G + GTX 1660 6G  
➤ CPU : Intel Core i7 9700F Turbo 4.7GHz | 8 Core
➤ MAIN : Asus Prime Z390M Plus
➤ Tản Nhiệt : Jonsbo CR1000 - Led RGB 
➤ RAM : KINGMAX ZEUS DRAGON 16G/2666 ( 1x16G )
➤ SSD : INTEL Pro 540S 180G M.2
➤ HDD : Seagate Barracuda 1T 7200rpm 
➤ VGA : Zotac Nvidia GTX 1660 6G OC
➤ NGUỒN : HUNTKEY GS600 600W 80PLUS - A.PFC 
➤ CASE : Xigmatek Iris Black + 2 Fan 

➡ Giá ước tính : 21,500,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cpu Intel Core i7 9700  turbo 4.7Ghz 8 nhân xử lý cho sức mạnh rất tốt. Mức xung nhịp cao nhất đạt 4.7Ghz và full load tất cả các nhân đạt 4.4Ghz  nên gần như đáp ứng được mọi nhu cầu phần mềm từ dựng hình tới Render hay cả Livestream Game… 

RAM hệ thống 16G DDR4 đủ cho hầu hết các ứng dụng phần mềm

GTX 1660 6Gb đáp ứng nhu cầu cần nhiều Vram VGA của một số phần mềm như: Adobe premiere + After Effect ,  Lumion, hoặc Live Stream…


 ----------------------------------------------------------


✔️ Với nhu cầu làm các phần mềm 3D và Render như 3dsmax Sketchup – Vray, Corona , Maya, Cinema4D… ta sẽ lựa chọn nền tảng AMD Ryzen 7 2700X/ 3700X để có lợi về số nhân xử lý lên tới 8 nhân 16 luồng

Cấu hình  4A : Chạy nền tảng AMD Ryzen 7 2700X + RAM 16G + GTX 1660 6Gb
➤ CPU : AMD Ryzen 7 2700X 3.7G up 4.3G | 8 Core | 16 thread
➤ MAIN : Asus TUF B450M Plus 
➤ RAM : CRUCIAL BALLISTIX SPORT 16G/2666 ( 1x16G )
➤ SSD : Lexar NM610 250G NVME PCIE Gen3x4
➤ HDD : Seagate Barracuda 1Tb 7200 rpm
➤ VGA : Zotac Nvidia GTX 1660 6G OC DDR5
➤ NGUỒN : HUNTKEY GS600 600W 80PLUS - A.PFC
➤ CASE : Xigmatek Venom kính cường lực 4 Fan 

➡ Giá ước tính : 18,000,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình  4B : Chạy nền tảng AMD Ryzen 7 3700X - Dòng Ryzen 3000 thế hệ mới với sức mạnh tăng lên đáng kể so với 2700X
➤ CPU : AMD Ryzen 7 3700X turbo 4.4G / 8 Core / 16 thread
➤ MAIN : Asus TUF X470 Plus
➤ RAM : CRUCIAL BALLISTIX SPORT 16G/2666 ( 1x16G )
➤ SSD : Lexar NM610 250G NVME PCIE Gen3x4
➤ HDD : Seagate Barracuda 1Tb 7200 rpm
➤ VGA : Zotac Nvidia GTX 1660 6G OC DDR5
➤ NGUỒN : HUNTKEY GS600 600W 80PLUS - A.PFC
➤ CASE : Xigmatek Venom kính cường lực 4 Fan 

➡ Giá ước tính : 21,500,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu Hình Máy Tính Đồ Họa Chuyên Nghiệp


🔴 Ngân sách xung quanh 30tr đồng.

Ở phân khúc 30tr ta sẽ vẫn theo 2 hướng build từ Core i7 + Core  i9 và AMD Ryzen 7 + Ryzen 9 nhưng có nâng cấp lên cao hơn ở RAM + Card đồ họa VGA.  Vẫn như mình nói ở trên, nếu các bạn theo hướng 2D làm Render Edit Video chỉnh sửa ảnh thì chọn Core i7 ,Core i9.  Còn theo hướng 3D render thì chọn AMD Ryzen 7, Ryzen 9.

Livestream tầm này thì cả 2 hướng đều đáp ứng tốt. Các bạn có thể tùy chọn theo ý thích, đây là 2 cách xây dựng máy tính được rất nhiều người ưa thích trong 2019 này. 

Cấu hình 5A : Sử dụng CPU i7 9700K - RAM 32G - NVIDIA RTX 2060 6G  GDDR6

➤ CPU : Core i7 9700K  up 4.9GHz / 8 Core
➤ MAIN : Asus Prime Z390M Plus
➤ Tản Nhiệt : Coolermaster MasterAir MA620P RGB
➤ RAM : KINGMAX ZEUS DRAGON 32G/2666 (2x16G)
➤ SSD : WD Blue SN550 250G NVMe PCIE Gen3x4
➤ HDD : Seagate Barracuda  1T 7200rpm 
➤ VGA : Gigabtyte Nvidia RTX  2060 6G OC DDR6
➤ NGUỒN : Coolermaster MWE Bronze V2 650W
➤ CASE : Xigmatek Venom Kính cường lực 4 Fan

➡ Giá : 28,900,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 5B : Sử dụng CPU i9 9900K max 5.0Ghz - Tăng cường sức mạnh CPU xử lý với 8 Core / 16 Thread
➤ CPU : Intel Core i9 9900K max 5.0GHz / 8 CORE / 16 THREAD
➤ MAIN : Asrock Z390 Extreme 
➤ Tản Nhiệt : Coolermaster MasterAir MA620P RGB
➤ RAM : KINGMAX ZEUS DRAGON 32G/2666 ( 2x16G )
➤ SSD : WD Blue SN550 250G NVMe PCIE Gen3x4
➤ HDD : Seagate Barracuda 1T 7200rpm 
➤ VGA : Zotac Nvidia GTX 1660  6G OC DDR5
➤ NGUỒN : Antec Neo Eco 650W 80plus Bronze
➤ CASE : Xigmatek Venom - Kính cường lực 4 Fan

➡ Giá  : 30,000,000đ  


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình  6A : Sử dụng CPU AMD Ryzen 7 3700X - RAM 32G - RTX 2060 6G / GDDR6
➤ CPU : AMD Ryzen 7 3700X turbo 4.4G / 8 Core / 16 thread
➤ MAIN : Gigabyte X570 Gaming X 
➤ RAM : CRUCIAL BALLISTIX 32G/2666 ( 2x16G )
➤ SSD : WD BLUE SN550 250G NVMe PCIE GEN3x4
➤ HDD :  Seagate Barracuda 1Tb 7200 rpm
➤ VGA : INNO3D NVIDIA RTX 2060  OC 6G GDDR6
➤ NGUỒN : Antec Neo Eco 650W 80plus Bronze
➤ CASE : Xigmatek Mercury + 4 FAN RGB

➡ Giá : 27,900,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình  6B : Sử dụng CPU AMD Ryzen 9 3900X - Tăng cường sức mạnh xử lý của CPU với 12 Core / 24 Thread
➤ CPU : AMD Ryzen 9 3900X turbo 4.6G / 12 Core / 24 thread
➤ MAIN : Gigabyte X470 Aorus Ultra 
➤ RAM : CRUCIAL BALLISTIX SPORT 32G/2666 (2x16G)
➤ SSD : WD BLUE SN550 250G Nvme PCIE Gen3x4
➤ HDD :  Seagate Barracuda 1Tb 7200 rpm
➤ VGA : Zotac Nvidia GTX 1660 6G OC GDDR5
➤ NGUỒN : ASUS TUF NVIDIA GTX 1660 6G
➤ CASE : Deepcool D-Shield V2 

➡ Giá  : 27,900,000đ


 ----------------------------------------------------------


🔵 Cấu hình Core i9 9900X 10 Core | 16G | GTX 1660 6G

➤ MAINBOARD: ASRock X299 Falta1ty Gaming K6

➤ TẢN NHIỆT : Deepcool Lucifer V2 - Silent

➤ CPU: Intel Core i9 9900X turbo 4.4Ghz | 10 Core | 20 Thread
➤ RAM: Corsair Vengeance LPX 16G/3000 ( 2x16G )
➤ SSD: WD Blue SN550 250G NVMe PCIE Gen3x4
➤ HDD: Seagate Barracuda 1Tb 7200rpm
➤ VGA: Gigabyte Nvidia GTX 1660 6Gb OC GDDR5
➤ NGUỒN: Corsair CX650 650W 80plus Bronze
➤ CASE: Coolermaster Masterbox 5 black

📌 Giá : 32.900.000đ


 ----------------------------------------------------------


🔴 Ngân sách 40tr - 50tr
Ở mức ngân sách này ta đã có rất nhiều sự lựa chọn tốt , tùy nhu cầu máy đa năng hay máy chuyên biệt cho 1 phần mềm nhất định mà ta tối ưu riêng theo từng cấu hình. Hầu hết ở tầm phân khúc đa năng này ta sẽ sử dụng bộ vi xử lý CPU Core i9 và AMD Ryzen 9  với xung nhịp cao và nhiều nhân xử lý 

Hoàng Hà PC xin kính gửi tới quý khách những cấu hình đang bán chạy nhất phân khúc máy thiết kế đồ họa + Render 2D - 3D phân khúc 40tr-50tr đồng :

Cấu hình 7A : Core i9 9900K - RAM 32G - NVIDIA RTX 2060 Super 8G 

➤ CPU : Intel Core i9 9900K Turbo 5.0Ghz / 8 Core / 16 Thread 
➤ MAIN : Asrock Z390 Extreme
➤ TẢN NHIỆT : Coolermaster MA620P RGB
➤ RAM : KINGMAX ZEUS DRAGON 32G/2666 ( 2x16G )
➤ SSD : Crucial P1 500G NVMe PCIE Gen3x4
➤ HDD : Seagate Barracuda 1Tb 7200
➤ VGA : Galax Nvidia  RTX 2060 Super 8G GDDR6
➤ NGUỒN :  Coolermaster MWE Bronze V2 750W 
➤ CASE : Xigmatek Mercury + 4 Fan Led RGB

➡ Giá ước tính : 36.800.000đ 


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 7B : Core i9 9900K - RAM 32G - NVIDIA RTX 2070 Super 8G 

➤ CPU : Intel Core i9 9900K Turbo 5.0Ghz / 8 Core / 16 Thread 
➤ MAIN : Asrock Z390 Extreme
➤ TẢN NHIỆT : Coolermaster MA620P RGB
➤ RAM : KINGMAX ZEUS DRAGON 32G/2666 ( 2x16G )
➤ SSD : CRUCIAL P1 500G NVMe PCIE GEN3x4
➤ HDD : Seagate Ironwolf Nas 2Tb 
➤ VGA : Asus Strix Nvidia  RTX 2070 Super 8G GDDR6
➤ NGUỒN :  Antec EA Pro 750W - 80 Plus Gold
➤ CASE : Xigmatek Mercury + 4 Fan Led RGB

➡ Giá ước tính : 43.650.000đ 


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 7C : Core i9 9900X - RAM 32G - NVIDIA RTX 2060 6Gb

➤ CPU : Intel Core i9 9900X up  4.4Ghz / 10 Core / 20 Thread 
➤ MAIN : Asrock Falta1ty X299 Gaming K6
➤ TẢN NHIỆT : Coolermaster MA620P RGB
➤ RAM : Corsair Vengeance LPX 32G/3000 ( 2x16G )
➤ SSD : Samsung 480G Enterprise NVMe M.2 
➤ HDD : SEAGATE IRONWOLF NAS 2Tb
➤ VGA : Gigabyte Nvidia RTX 2060 6G GDDR6 
➤ NGUỒN :  Coolermaster MWE 750W - 80plus Bronze 
➤ CASE : Xigmatek Mercury + 4 Fan Led RGB

➡ Giá ước tính : 40.000.000đ 


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 8A : AMD Ryzen 9 3900X - RAM 32G -  NVIDIA RTX 2060 Super  8G 

➤ CPU : AMD Ryzen 9 3900X turbo 4.6G / 12 Core / 24 thread
➤ MAIN : Gigabyte X570 Gaming X 
➤ RAM : CRUCIAL BALLISTIX 32G/2666 ( 2x16G )
➤ SSD : WD Blue SN550 250G NVMe PCie M.2
➤ HDD : Seagate Barracuda 1TB 7200 rpm
➤ VGA : Galax Nvidia RTX 2060 Super 8G GDDR6 
➤ NGUỒN : ANTEC NEO ECO 650W 80PLUS BRONZE  
➤ CASE : Xigmatek Mercury + 4 Fan Led RGB

➡ Giá ước tính : 34.500.000đ 


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 8B : AMD Ryzen 9 3900X - RAM 32G - NVIDIA RTX 2070 8G 

➤ CPU : AMD Ryzen 9 3900X turbo 4.6G / 12 Core / 24 thread
➤ MAIN : Gigabyte X570 Aorus Elite 
➤ RAM : CRUCIAL BALLISTIX 32G/2666 ( 2x16G )
➤ SSD : WD Blue SN550 250G NVMe PCie M.2
➤ HDD : Seagate Barracuda 1Tb 7200 rpm
➤ VGA : Asus Rog Strix RTX 2070 8G / 256bit / GDDR6
➤ NGUỒN : Antec EA Pro 750W 80plus Gold 
➤ CASE : Xigmatek Mercury + 4 Fan Led RGB

➡ Giá ước tính : 40.900.000đ 


 ----------------------------------------------------------


 Cấu Hình Máy Tính Đồ Họa Chuyên Nghiệp



🔴 Ngân sách trên 60tr đồng

Với ngân sách trên 60tr đồng thì gần như ta đã cấu hình máy được xây dựng từ những linh kiện tốt nhất, khỏe nhất, và cỗ máy sẽ là đa năng nhất, đáp ứng cho mọi nhu cầu đồ họa từ dựng hình cho tới Render 2D 3D, giải trí Game...

Hoàng Hà PC xin kính gửi tới quý khách những cấu hình máy tính siêu khủng tiêu biểu tốt nhất ở phân khúc trên 60tr đồng : 

Cấu hình 9 : Core i9 9900K - RAM 64G - NVIDIA RTX 2080Ti 11G 

➤ CPU : Intel Core i9 9900K Turbo 5.0Ghz / 8 Core / 16 Thread 
➤ MAIN : Gigabyte Z390 Aorus Pro Wifi
➤ TẢN NHIỆT : Noctua NH-D15
➤ RAM : Corsair Vengeance LPX 64G/3000
➤ SSD : KINGMAX ZEUS DRAGON 64G/2666 ( 4x16G )
➤ HDD : Seagate Ironwolf Nas 4Tb  
➤ VGA : MSI Nvidia RTX 2080Ti Gaming X Trio 11G  DDR6
➤ NGUỒN :  Coolermaster V1000 1000W 
➤ CASE : Coolermaster H500P RGB 

➡ Giá ước tính : 78.850.000đ 


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình 10 : Core i9 9980XE EXTREME - RAM 64G - RTX 2080Ti 11G 

➤ CPU : Intel Core i9 9980XE EXTREME max 4.3GHz | 18 Core |36 Thread
➤ MAIN : Asus WS X299 Pro Workstation 
➤ TẢN NHIỆT : Noctua NH-D15 
➤ RAM : Corsair Vengeance LPX 64G/3000 
➤ SSD : Plextor PX-M9PeY 1Tb NVMe PCIe - RW 3300Mb/s
➤ HDD : Seagate Ironwolf Nas 4Tb  
➤ VGA : MSI Nvidia RTX 2080Ti Gaming X Trio 11G  DDR6
➤ NGUỒN :  Coolermaster V1000 1000W 
➤ CASE : Coolermaster H500P RGB 

➡ Giá ước tính : 100.000.000đ 


 ----------------------------------------------------------


🔴 CẤU HÌNH MÁY PHỤC VỤ CHUYÊN RENDER 3D VRAY - CORONA - MAYA - CINEMA 4D

Với nhu cầu dựng hình 3D không quá nặng như nội thất hiện đại, các model đơn giản, cần tập trung tối đa cho tốc độ Render thì các cấu hình chạy 2 CPU Xeon E5 hoặc AMD Threadripper là những lựa chọn rất tốt. Với số luồng xử lý lên tới 48 - 56 - 64 - 72 - 88 ...luồng cho tốc độ Render vượt trội so với các cấu hình Core i7 i9 hay AMD Ryzen 7, Ryzen 9.

Cấu Hình Máy Tính Đồ Họa Chuyên Nghiệp


Cấu hình Render 01 : Sử dụng 2 CPU Intel Xeon E5 2678v3 - 48 luồng Render
➤ CPU : 2 CPU Xeon E5 2678v3 2.5G turbo 3.1G / 24 Core / 48 Thread
➤ MAIN : Asus Z10PA-D8C  - Sever Workstation 
➤ TẢN NHIỆT : 2 tản nhiệt Coolermaster T400i 
➤ RAM :  32G ECC Registered DDR4 - tự sửa lỗi ( 2x16G )
➤ SSD :  Plextor M8VC 256G
➤ HDD :  Seagate 1T 7200rpm
➤ VGA : Nvidia Quadro P620 2G DDR5
➤ NGUỒN : Coolermaster MWE Bronze 650W 
➤ CASE : SAMA TITAN BLACK

➡ Giá ước tính : 26,900,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình Render 02: Sử dụng 2 CPU Intel Xeon E5 2697v3 - 56 luồng Render
➤ CPU : 2 CPU Xeon E5 2697v3 2.6G turbo 3.6G / 28 Core / 56 Thread
➤ MAIN : Asus Z10PA-D8C  - Sever Workstation 
➤ TẢN NHIỆT : 2 tản nhiệt MSI Core Frozr S
➤ RAM : 32G  ECC Registered DDR4 - tự sửa lỗi ( 2x16G )
➤ SSD : Plextor M8VC 256G 
➤ HDD :  Seagate 1T 7200rpm
➤ VGA : Nvidia Quadro P620 2G DDR5
➤ NGUỒN : Coolermaster MWE Bronze V2 750W 
➤ CASE : Coolermaster Masterbox 5 Black

➡ Giá ước tính : 39,900,000đ


 ----------------------------------------------------------


Cấu hình Render 03 : Sử dụng 2 CPU Intel Xeon E5 2699v3 - 72 luồng Render
➤ CPU : 2 CPU Xeon E5 2699v3 2.3G turbo 3.6G / 36 Core / 72 Thread
➤ MAIN : Asus Z10PE-D16 WS  - Sever Workstation 
➤ TẢN NHIỆT : 2 x Coolermaster MasterAir MA620P RGB
➤ RAM :  64G  ECC Registered DDR4 - tự sửa lỗi ( 4x16G )
➤ SSD : Samsung 256G NVMe PCIe - RW 3000Mb/s
➤ HDD : Seagate Ironwolf Nas 2Tb 
➤ VGA : Nvidia Quadro P620 2G DDR5
➤ NGUỒN : Corsair RM1000X 1000W 80Plus Gold 
➤ CASE : Coolermaster Master Box 5 Mesh Black

➡ Giá ước tính : 64,500,000đ

Kiến thức cơ bản về PC - phần 6 - VGA

VGA (Video Graphics Array) – còn gọi là “card màn hình” hay “card đồ họa” là một thiết bị hỗ trợ xử lý dữ liệu hình ảnh và xuất tín hiệu video ra thiết bị hiên thị (màn hình, máy chiếu, kính VR). Một dàn máy tính thì không nhất thiết phải có VGA mới chạy được, nhưng với những tác vụ yêu cầu hiệu năng xử lý hình ảnh như chơi game cấu hình cao hay thiết kế đồ họa thì VGA là một linh kiện không thể thiếu. Và sau đây là những điều cơ bản nhất về VGA mà người mới bắt đầu nên biết.



ảnh minh họa

Lưu ý: vì đây là bài viết cung cấp những kiên thức cơ bản về VGA nên người viết sẽ xét chủ yếu về những VGA phổ thông, tránh những dòng VGA chuyên dụng.

Hiện nay, có 2 nhà phát triển VGA là nVIDIA và AMD. Tương tự như câu chuyện về chipset và mainboard, khi ra mắt một dòng VGA mới, các nhà phát triển sẽ phát hành một một bản Founder Edition (bản gốc) trước, sau đó giao GPU (nhân xử lý đồ họa) cho các bên khác như Asus, Gigabyte, MSI, Galax… để họ phát triển những phiên bản VGA custom với những GPU đó, dựa trên phiên bản gốc của nhà sản xuất. Các bản custom này thường có hiệu năng nhỉnh hơn bản gốc một chút.

Mỗi nhà sản xuất VGA đều có những phiên bản custom với mức giá và chất lượng khác nhau trên một dòng VGA.



Chỉ với 1 mẫu GPU duy nhất là 1660Ti, các nhà sản xuất khác nhau có thể cho ra hàng tá các mẫu VGA custom.

Hiện nay có rất nhiều mẫu VGA khác nhau và phân biệt chúng không phải là chuyện dễ đối với người mới, lựa chọn như thế nào lại càng khó hơn. Sau đây, người viết sẽ cố gắng cung cấp những kiến thức nền căn bản nhất cho bạn đọc về VGA.

1. Phân khúc, thế hệ



GTX 1060 – từng được xem là ông vua hiệu năng của phân khúc tầm trung cho đến khi các mẫu VGA/GPU kiến trúc Turing xuất hiện (Chiếc VGA trên ảnh là phiên bản Founder Edition của GTX 1060).

Phân biệt phân khúc và thế hệ của 1 dòng VGA sẽ khá dễ dàng dựa trên tên gọi của nó, ví dụ: GTX 1060. Chúng ta có thể chia cái tên này thành 3 phần là “GTX“, “10” và “60“.

Trong đó:


  • GTX” hay “GeForce GTX” là dòng VGA/GPU của nVIDIA hướng đến đối tượng người dùng phổ thông.

  • Số “10” trong GTX 1060 thể hiện thế hệ của nó, những chiếc VGA/GPU có cấu trúc tên gọi là “GTX 10XX” được hiểu là những chiếc VGA nằm trong thế hệ kiến trúc Pascal.

  • Số “60” trong GTX 1060 có thể hiểu là phân khúc của nó, những chiếc VGA/GPU có 2 số đuôi này càng lớn sẽ có hiệu năng càng mạnh trong thế hệ của nó. Ví dụ:GTX 1060 sẽ yếu hơn GTX 1070, GTX 1080 và mạnh hơn GTX 1050.



Một số VGA/GPU của nVIDIA có chữ “Ti” đằng sau, ví dụ GTX 1050 Ti. “Ti(có thể) là viết tắt của “Titan“. Những dòng VGA có chữ “Ti” đằng sau sẽ mạnh hơn những dòng có cùng số hiệu nhưng không có chữ “Ti”. Ví dụ “GTX 1050 Ti” mạnh hơn và có VRAM lớn hơn “GTX 1050“.



MSI GTX 1660 Ti GAMING X 6G GDDR6 – Một phiên bản custom của dòng VGA GTX 1660 Ti đến từ MSI.

Tương tự, với các dòng VGA của nVIDIA, các dòng VGA của AMD cũng có cách phân biệt dựa trên tên gọi tương tự. Ví dụ RX580 sẽ mạnh hơn RX560 và mới hơn RX490.

2. Những khái niệm cơ bản về một VGA

Một dòng VGA thường sẽ có rất nhiều phiên bản custom từ các nhà sản xuất khác nhau cho nên các thông số kĩ thuật của phiên bản Founder Edition do nhà sản xuất tự phát triển sẽ được xem là thông số gốc của một dòng VGA.

Một dòng VGA sẽ có rất nhiều khái niệm và thông số. Tuy nhiên, dưới góc độ là của những người mới bắt đầu tìm hiểu về PC thì chúng ta nên nắm trước những điều cơ bản nhất của GPU và VRAM.



đây là phần bảng mạch của 1 chiếc VGA, Phần được khoanh vùng màu xanh lá là GPU, Phần được gạch đỏ là các chip nhớ của VRAM.

GPU (bộ xử lý hình ảnh)

Định nghĩa: GPU (Graphics Processing Unit) – bộ xử lý hình ảnh là một con chip với các vi mạch bán dẫn cực kì tinh vi và phức tạp bên trong, nằm ở vị trí trung tâm của VGA, làm nhiệm vụ xử lý toàn bộ dữ liệu hình ảnh. Không như CPU, một GPU có thể có tới hàng ngàn nhân đồ họa đơn lẻ. Ví dụ như GTX 1660Ti có tới 1536 nhân CUDA .

- Kiến trúc (Architecture): Những GPU qua từng thế hệ sẽ được chế tạo dựa trên những kiến trúc khác nhau, ví dụ như GPU của các mẫu VGA từ GT 1030 đến GTX 1080Ti đều được chế tạo dựa trên nền kiến trúc Pascal.

- Tiến trình (Process Size): Tương tự như CPU, GPU về bản chất cũng là một bộ xử lý với hàng tỉ bóng bán dẫn bên trong. “Triến trình” hay process size ở đây có thể hiểu là kích thước của các bóng bán dẫn, các bóng bán dẫn càng nhỏ thì sẽ càng có nhiều bóng bán dẫn được đặt trên cùng 1 không gian hơn. Càng ngày, các GPU sẽ càng được chế tạo dưới tiến trình nhỏ hơn, nâng cao hiệu năng, giảm giá thành và năng lượng hao phí.

- Xung nhịp (Clock): Là tần số các chu kì đóng mở của các bóng bán dẫn trong GPU. người ta có thể đẩy số xung nhịp GPU lên cao hơn mức xung nhịp được gốc được nhà sản xuất công bố nhằm tăng hiệu năng của VGA.

Bộ nhớ (VRAM)

- Định nghĩa: VRAM là dạng bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên được sử dụng trên VGA, lưu trữ dữ liệu hình ảnh, có thể truy xuất ngẫu nhiên với tốc độ cao để làm việc với GPU.

- Dung lượng VRAM: Chính là dung lượng bộ nhớ của VGA. Khi chơi game, các vật thể trong game càng nhiều chi tiết, độ phân giải màn hình càng lớn thì sẽ càng thâm dụng nhiều VRAM do toàn bộ dữ liệu hình ảnh đều phải được lưu trữ trong VRAM.

- Thế hệ VRAM: Giống như các thế hệ RAM của máy tính, các thế hệ VRAM được phát triển sau sẽ ngày càng có băng thông lớn hơn, dữ liệu trao đổi giữa VRAM và GPU sẽ ngày càng nhanh hơn, cho hiệu năng mạnh mẽ hơn. hiện nay, VRAM của những sản phẩm VGA trên thị trường đã phát triển đến chuẩn GDDR6.

- Xung bộ nhớ (Memory Clock): Là tần số truy xuất dữ liệu của VRAM, có thể hiểu dưới dạng xung nhịp.

- Chiều rộng bộ nhớ (Memory bus width): có thể hiểu là lượng dữ liệu được truyền đi qua mỗi lượt truyền của bộ nhớ VRAM, được tính bằng bit.

- Băng thông (Bandwidth): là tốc độ truyền tải, trao đổi dữ liệu giữa VRAM và GPU, thường tính bằng đơn vị GB/s. Băng thông bộ nhớ phụ thuộc vào Memory bus width và xung nhịp.

TDP công suất tỏa nhiệt trên thiết kế


- TDP (thermal design power) – công suất tỏa nhiệt trên thiết kế, có thể hiểu là công suất tỏa nhiệt tối trung bình đối với điều kiện sử dụng bình thường.

- Thông số này mang tính chất tham khảo, được nhà sản xuất công bố để người dùng xác định phương pháp tản nhiệt và một bộ nguồn hợp lý.

3. Dàn VRM và hệ thống tản nhiệt.

VRM (Voltage Regulator Module) mô đun điều chỉnh điện áp là một hệ thống các IC, đèn mosfet, tụ điện … làm nhiệm vụ chuyển đổi, kiểm soát dòng điện trong bảng mạch của VGA. Vì VGA là một module độc lập và có cấu tạo cực kì tinh vi cho nên nó cần một dàn VRM nội bộ để tinh chỉnh dòng điện nhằm duy trì và phân phối dòng điện cho các linh kiện của VGA hoạt động.

Một dàn VRM tốt có thể đảm bảo hỗ trợ tốt cho GPU và các chip nhớ hoạt động hết công suất hoặc thậm chí vượt công suất trong thời gian dài. Một dàn VRM kém dễ dẫn tới việc không thể hỗ trợ GPU đạt sức mạnh xử lý tối đa của nó. Những chiếc VGA cao cấp, đắt tiền hơn thường sẽ có dàn VRM tốt hơn.

Tương tự, hệ thống tản nhiệt cũng vậy, những chiếc VGA có hệ thống tản nhiệt tốt hơn sẽ có nhiệt độ mát hơn khi vận hành, từ đó thì các linh kiện cũng sẽ bền hơn.



ROG Strix GeForce® RTX 2060 OC edition 6GB GDDR6 – Một phiên bản GTX 2060, với hệ thống tản nhiệt được mang xuống từ dòng VGA Flagship ROG Strix 1080, nó được xem là một trong những phiên bản RTX 2060 có hệ thống tản nhiệt tốt nhất.

Điều cuối cùng: kích thước

Những chiếc VGA có nhiều kích thước khác nhau, và bạn nên cân nhắc xem chiếc nào có thể vừa với thùng case của mình.

Một chiếc VGA to đùng có 3 quạt sẽ cho khả năng tản nhiệt rất tốt, hiệu năng mạnh mẽ và hoạt động ổn định nhưng lại không dễ nhét vừa vào những thùng case khiêm tốn. Một chiếc VGA 1 quạt với kích thước chỉ bằng bàn tay lại có thể dùng để hoàn thiện những bộ case mini-ITX nhỏ nhắn gọn gàng. Có những chiếc VGA thì lại được thiết kế phần tản nhiệt dạng lồng sóc khá mỏng để có thể chạy nhiều chiếc VGA cùng lúc trong 1 case …

Và với trường hợp là nó đã vừa thì bạn vẫn nên xem xét thêm 1 lần nữa là độ dày của chiếc VGA đó có cấn vào các thiết bị khác hay không… Tóm lại bạn nên xem xét kĩ một chiếc VGA kích thước của nó có vừa với thùng case của mình hay không chứ không phải chỉ cần đẹp và mạnh là được.

Kiến thức cơ bản về PC - phần 5 - Nguồn

PSU hay nguồn là thiết bị chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều (DC) để có thể sử dụng cho cho hệ thống máy tính. Nguồn giống như trái tim của hệ thống vậy, và một bộ nguồn tốt là một bộ nguồn có thể cung cấp dòng điện ổn định với điện áp hợp lý cho toàn bộ hệ thống.



ASUS Rog Thor – đạt chứng chỉ 80Plus Platinum, sỡ hữu bộ cáp nguồn full modular, có cả màn hình LED, đèn LED RGB, là một trong những bộ nguồn đẹp và “xịn” nhất hiện nay.

Thường thì khi xây dựng (build) một dàn máy tính, người ta thường không mấy quan tâm đến bộ nguồn. Mặc dù nguồn không có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng tính toán của hệ thống nhưng chỉ có một bộ nguồn tốt mới đảm bảo được sự an toàn cho hệ thống và các linh kiện bên trong.

Đối với một bộ nguồn dành cho PC, chúng ta sẽ có những điểm nên lưu ý như sau:

1. Công suất nguồn

Về công suất của một bộ nguồn ta có

- Total power (công suất tổng): Tổng suất mà bộ nguồn có thể cấp cho tất cả các đầu pin.

- Continuous power (công suất ổn định): Công suất lớn nhất mà bộ nguồn có thể duy trì ổn định.

- Peak power (công suất đỉnh): ngưỡng công suất tối đa mà bộ nguồn có thể chạm tới, thường chỉ có thể duy trì trong vài mili giây mà thôi.

từ “công suất nguồn” mà chúng ta thường hay nghe thấy là để chỉ công suất tổng hoặc công suất ổn định.

Về việc một bộ nguồn có công suất bao nhiêu là đủ thì chúng ta sẽ có một mẹo nhỏ để tính như sau:

TDP CPU + TDP VGA + 200W = công suất đủ

Ví dụ chúng ta có một con chip CPU là i5-8400 (có TDP là 65W) và VGA là RTX 2060 (có TDP là 160W) ở đây ta có thể ước lượng công suất vừa đủ là: 65 + 160 + 200 = 425W. Tuy nhiên, đó chỉ là mức công suất vừa đủ “chống cháy” mà thôi, để có trải nghiệm tốt nhất thì chúng ta nên sử dụng nguồn có công suất đạt mức khuyến cáo của các nhà sản xuất linh kiện. Ví dụ như nVIDIA đề xuất một bộ nguồn có công suất ít nhất cho chiếc VGA 2060 là 500W.

2. 80Plus và các chuẩn 80Plus

80Plus là một hệ thống chứng chỉ, là quy chuẩn chung về hiệu suất chất lượng của 1 sản phẩm nguồn máy tính.

Ví dụ, 1 bộ nguồn đạt chuẩn 80Plus Standard thì theo hệ thống chứng chỉ 80Plus, bộ nguồn đó phải đạt hiệu suất 80% trên mọi mức tải, tức là nó phải chuyển đổi được ít nhất 80% năng lượng của dòng điện xoay chiều (AC) mà nó thu vào thành dòng điện 1 chiều (DC) để phục vụ cho hệ thống máy tính. Cũng có thể hiểu là công suất hao phí của bộ nguồn đó sẽ nằm dưới 20%


Một bộ nguồn đã đạt chứng chỉ 80Plus thường sẽ được kiểm định rất kĩ càng và sẽ hiếm khi gặp trục trặc trong điều kiện được sử dụng đúng cách.

Hầu hết các sản phẩm nguồn của các nhà sản xuất uy tín đều đạt chứng chỉ 80Plus. Người dùng nên chọn những sản phẩm nguồn ít phất phải đạt chuẩn 80Plus Standard trở lên để có trải nghiệm tốt nhất.

3. Các kiểu dây nguồn

Nếu đã tìm hiểu về nguồn trước đây thì có lẽ các bạn đã từng nghe tới những từ như “Modular“, “Non-Modular” và “Semi-Modular” rồi. Những từ này dùng để chỉ thiết kế cáp kết nối của nguồn

Modular: Nguồn Modular là một bộ nguồn cho phép tháo toàn bộ cáp kết nối, thiết kế cáp kiểu này rất phổ biến trên những bộ nguồn cao cấp. Cho phép người dùng có thể tháo những sợi cáp không cần thiết giúp đảm bảo tính thẩm mĩ và khả năng lưu thông khí trong case, đồng thời cũng dễ dàng sử dụng những bộ cáp nguồn custom để làm đẹp cho bộ case hơn.



Corsair RM750X 80 Plus GOLD – Một bộ nguồn Modular.

Non-Modular: Đây là kiểu thiết kế thường thấy nhất, đa số những dàn PC thời điểm hiện tại đều dùng những bộ nguồn như thế này.



Corsair CX650 80 Plus Bronze – một bộ nguồn có thiết kế cáp kiểu Non-Modular

Semi-Modular: Là kiểu thiết kế cáp có những đường cáp chính như cáp 24 pin và cáp 8 pin là không thể tháo rời, những dây còn lại thì có thể tháo được tùy theo nhu cầu sử dụng.



Corsair CX750M 80 Plus Bronze – một bộ nguồn có thiết kể kiểu Semi-Modular.

Những kiểu thiết kế này thực chất không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dòng điện của nguồn. Việc chọn mua nguồn như thế nào chủ yếu chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà thôi.

Kiến thức cơ bản về PC - phần 4 - Ổ cứng

Bộ nhớ hay ổ cứng là thiết bị để lưu trữ hầu hết dữ liệu trong một hệ thống PC như hệ điều hành, các ứng dụng (game, phần mềm…) , dữ liệu người dùng (phim, ảnh…) và nhiều thứ khác nữa.



Một chiếc ổ cứng cơ (HDD) truyền thống.

Thực ra cách gọi “ổ cứng” trước đây được dùng để chỉ ổ cứng cơ. Hiện nay thì cách dùng từ “ổ cứng” để chỉ bộ nhớ lưu trữ nói chung không còn đúng hoàn toàn nữa, nhưng vì cách gọi này đã quá thông dụng cho nên người viết sẽ dùng từ này để gọi chung các thiết bị bộ nhớ lưu trữ dành cho máy tính.

Sau đây là những thông tin cơ bản nhất về các thông số kĩ thuật của ổ cứng.

1. Dung Lượng

Dung lượng của một chiếc ổ cứng là khả năng lưu trữ dữ liệu của chiếc ổ cứng đó hay tổng dung lượng dữ liệu mà nó có thể lưu trữ được. Dung lượng càng lớn thì lượng dữ liệu có thể chứa được càng lớn.

Ví dụ một chiếc ổ cứng HDD với dung lượng khoảng 1-2 TB sẽ cho phép người dùng phổ thông lưu game, phim ảnh, dữ liệu một cách thoải mái

2. Tốc độ đọc

Là tốc độ truy xuất tối đa mà một chiếc ổ cứng có để đáp ứng được. Tốc độ đọc càng lớn thì dữ liệu từ ổ cứng sẽ được tải lên RAM càng nhanh, khởi động chương trình càng nhanh.

Ví dụ: Nếu chạy cùng một ứng dụng thì chiếc ổ cứng có tốc độ đọc 500MB/s sẽ khởi động ứng dụng đó nhanh hơn là một chiếc ổ cứng có tốc độ đọc 140MB/s

3. Tốc độ ghi

Tốc độ ghi của một chiếc ổ cứng thể hiện tốc độ tối đa mà dữ liệu có thể được nhập lên ổ cứng. Cũng như tốc độ đọc, đây là một thông số mang tính chất tham khảo. Tốc độ ghi càng nhanh thì những thao tác như copy, di dời dữ liệu, nhân bản dữ liệu… sẽ càng nhanh.

Ví dụ như khi bạn copy một tập tin thành 2 bản thì một chiếc ổ cứng có tốc độ ghi cao hơn sẽ cho phép bạn làm việc đó nhanh hơn.

4. Các loại ổ cứng

Không như những linh kiện khác trong 1 dàn PC, ổ cứng có thể chia ra rất nhiều dạng dựa trên 3 yếu tố: dạng thức, giao thứcchuẩn kết nối. Và để hiểu chính xác về những yếu tố này thì sẽ cần khá nhiều kiến thức chuyên môn nên người viết sẽ không tiện chia sẻ ở đây.

Trên thị trường hiện nay, có 2 loại ổ cứng là SSD và HDD, chia làm rất nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất là 4 dạng sau đây:

HDD (Hard Disk Drive): Là ổ cứng cơ truyền thống, sử dụng đĩa từ để lưu trữ dữ liệu. Sử dụng giao thức SATA.



Một chiếc HDD Barracuda 1TB của Seagate, đây là một trong những chiếc HDD rất được ưa chuộng do hoạt động ổn định và giá cả phải chăng

SSD chuẩn 2.5″: SSD (Solid State Drive) còn gọi là ổ cứng thể rắn, ra đời sau HDD, sử dụng bộ nhớ flash NAND để lưu trữ dữ liệu, tốc độ đọc/ghi lớn hơn HDD. Tuy nhiên giá thành cũng đắt hơn HDD có cùng dung lượng. Kết nối với hệ thống máy tính qua cổng SATA.



Fury RGB 480GB một sản Phẩm SSD 2.5″ được trang bị cả LED RGB

SSD M.2 SATA: Về bản chất thì chúng giống như những chiếc SSD2.5″ thông thường nhưng nhỏ gọn hơn nhiều, kết nối với mainboard qua khe M.2. Sử dụng chung giao thức kết nối SATA như SSD 2.5′ và HDD.



Một chiếc SSD M2 chuẩn SATA, có thể dễ dàng phân biệt với SSD M2 NVMe qua 2 chỗ khuyết trên phần chân cắm

SSD M.2 PCIe NVMe: Sử dụng giao thức kết nối PCIe, cho giới hạn băng thông lớn hơn giao thức SATA rất nhiều. Đây cũng là loại ổ cứng tiên tiến nhất, có tốc độ đọc ghi cao nhất và cũng đắt tiền nhất. Kết nối với mainboard thông qua khe M.2.



Samsung SSD 970 Evo – ổ cứng SSD PCIe NVMe, nổi tiếng với hiệu năng vô cùng mạnh mẽ, tốc độ đọc có thể lên đến hơn 3400MB/s cùng với tốc độ tốc độ ghi tối đa 2500MB/s, tuy nhiên,kèm theo chất lượng vượt trội thì giá của dòng ổ cứng này cũng khá “chát”.

Kiến thức cơ bản về PC - phần 3 - Ram

Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên hay RAM là một bộ nhớ trung gian giữa bộ xử lý (ở đây là CPU) và ổ cứng (HD, SSD). Vì với công nghệ hiện tại thì tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng vẫn còn quá chậm so với tốc độ xử lý của CPU, cho nên mọi dữ liệu trong ổ cứng phải truyền qua một thiết bị lưu trữ có tốc độ cao hơn để có thể làm việc hiệu quả với CPU, và đó RAM.



Kingston HyperX Fury, dòng RAM rất được ưa chuộng của Kingston với khả năng tự động ép xung
.
Về nguyên lý hoạt động của RAM thì khi chúng ta cho chạy 1 chương trình, dữ liệu của chương trình đó sẽ được đưa từ ổ cứng lên RAM để từ đó CPU có thể sử dụng dữ liệu sẵn có từ RAM để xử lý và chỉnh sửa. có rất nhiều yếu tố quyết định hiệu năng của một thanh RAM, nhưng về cơ bản thì chúng ta chỉ cần nắm rõ những yếu tố sau đây.

1. Thế hệ RAM

RAM là một phạm trù lớn với khá nhiều loại RAM, loại RAM mà chúng ta nói đến hôm nay có phân loại chính xác là:

Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM (DDR SDRAM)

Qua mỗi thế hệ, DDR SDRAM đều có một tiêu chuẩn mới – nhanh hơn, dung lượng lớn hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Hiện nay RAM thế hệ DDR5 vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến sẽ sớm đưa vào sản xuất đại trà. Thế hệ DDR3 tuy không còn được sản xuất nữa những cùng với DDR4, chúng vẫn rất thông dụng. DDR2 và DDR1 hiện đã khá lỗi thời và ngày càng khó khăn trong việc đáp ứng những tác vụ trong thời đại mới.



Các thanh RAM qua từng thế hệ DDR, DDR2, DDR3, DDR4. chúng ta có thể phân biệt chúng khá dễ dàng qua vị trí phần khuyết của chân RAM.

Khi xây dựng một hệ thống máy tính, chúng ta sẽ cần phải lưu ý về thế hệ của RAM. Một hệ thống chỉ có thể hoạt động khi CPU và mainboard cùng hỗ trợ cho thế hệ RAM đó.

2. Dung lượng

RAM là dạng bộ nhớ có tốc độ truy xuất cao thứ nhì trong toàn bộ hệ thống máy tính, chỉ sau bộ nhớ cache trong CPU. Toàn bộ dữ liệu để chạy các chương trình đang chạy trong hệ thống máy tính sẽ được lưu trữ trong RAM. Dung lượng RAM càng lớn thì sẽ có càng nhiều không gian lưu trữ dữ liệu có thể truy xuất tốc độ cao hơn, càng chạy được nhiều chương trình cùng lúc hơn.

Ví dụ khi bạn bật cùng lúc nhiều chương trình như Game A, Game B, trình duyệt, phần mềm stream… Nếu dung lượng RAM càng lớn thì sẽ cho phép bạn chạy cùng lúc càng nhiều ứng dụng (Với điều kiện CPU phải đủ mạnh để xử lý lượng dữ liệu đó).

Hiện nay, dung lượng lớn nhất mà một thanh RAM đơn lẻ có thể đạt được là 16GB.

3. Bus RAM, xung nhịp, tốc độ truyền…

RAM (Chính xác là DDR SDRAM) truyền tín hiệu dưới dạng sóng kĩ thuật số (digital), dữ liệu được truyền đi qua mỗi đỉnh sóng và chân sóng, qua mỗi bước sóng sẽ có 2 lượt dữ liệu được truyền đi. Mỗi bước sóng như vậy chúng ta có thể gọi là 1 xung nhịp, và mỗi xung nhịp có 2 lượt truyền.



tín hiệu dữ liệu được truyền đi qua mỗi đỉnh sóng và chân sóng.

Từ “tốc độ bus” hay “bus RAM” mà người Việt Nam chúng ta thường sử dụng thực chất chính là tần số của các lượt truyền dữ liệu (người viết sẽ tạm gọi là “tần số truyền“).

Ví dụ một thanh RAM thế hệ DDR4 chuẩn DDR4-2400 có xung nhịp là 1200MHz, tần số truyền bằng 2 lần số xung nhịp là 2400MHz. Đối với thanh RAM này, theo cách gọi của người Việt chúng ta là : “RAM DDR4 bus 2400″, ” RAM DDR4 bus 2 ngàn tư”, … đại loại vậy, tuy nhiên cách gọi này không thực sự chính xác, người viết sẽ đề cập tới khái niệm “bus” trong một bài viết khác.



Ví dụ một thanh thế hệ DDR4, chuẩn DDR4-3200, dung lượng 8GB, có mức xung nhịp (clock rate) bằng 1600MHz và tần số truyền dữ liệu (transfer rate) bằng 3200MHz. Vậy thì theo cách gọi thông dụng, chúng ta sẽ gọi nó là “RAM 8GB DDR4 Bus 3200”.(Thanh ram trong ảnh thuộc dòng HyperX Predator của Kingston)

Vậy “tần số truyền”, “transfer rate” hay “bus RAM” theo cách gọi thông dụng có ý nghĩa gì ?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng làm rõ 2 khái niệm

1. Băng thông (bandwith): Băng thông là khả năng truyền dữ liệu, băng thông của 1 thanh RAM là tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa mà thanh RAM đó có thể đáp ứng.

2. Chiều rộng bộ nhớ (Bus width): có thể hiểu là độ rộng, độ lớn của kênh dẫn truyền dữ liệu hoặc khối lượng dữ liệu được chuyển đi qua mỗi lượt truyền, được tính bằng đơn vị bit. các thanh RAM từ thế hệ DDR đến nay là DDR4 đều có bus width bằng 64bit.

Băng thông phụ thuộc vào tần số truyền (transfer rate) và chiều rộng bộ nhớ (bus with). Với điều kiện bus width không đổi thì transfer rate càng cao sẽ cho băng thông càng lớn. Băng thông càng lớn thì CPU và RAM trao đổi dữ liệu càng nhanh, hiệu năng tính toán càng được nâng cao.

Ta có thể tính được băng thông bộ nhớ (Memory Bandwith) qua công thức:

BANDWIDTH = TRANSFER RATE X BUS WIDTH

Trong đó:

- Bandwidth là băng thông bộ nhớ trên lý thuyết.

- Transfer Rate là tần số tuyền (còn gọi là “Bus RAM” theo cách gọi thông dụng).

- Bus With là độ rộng, độ lớn của 1 lượt truyền dữ liệu , các thế hệ RAM từ DDR đến nay là DDR4 đều có Bus With là 64bit

Ví dụ chúng ta có một thanh GSKILL TRIDENT Z RGBBus RAM3000MHz. Vậy thì băng thông sẽ được tính bằng 3000MHz x 64bit = 192000 Mb/s = 24000 MB/s = 23.4375 GB/s. Đó là băng thông lý thuyết, trên thực tế, băng thông bộ nhớ của thanh RAM chỉ gần đạt tới số đó mà thôi.



Một cặp RAM GSKILL TRIDENT Z RGB